Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Món Ăn Chim Bồ Câu Rán

Món ăn Chim Bồ Câu Rán này chắc chắn sẽ rất hấp dẫn các "thực khách nhí" nhà bạn.

Nguyên liệu:

Chim bồ câu: 1 con; Hành khô: 0,020 kg; Mỡ nước: 0,060 kg; Tỏi: 0,010 kg; Khoai tây: 0,150 kg; Trứng gà: 1 quả; Nước mắm, muối, hạt tiêu.

Cách làm:

Hành bóc vỏ, thái mỏng. Tỏi bóc vỏ, đập giập, băm nhỏ.

Khoai tây rửa sạch, luộc chín, bóc bỏ vỏ, cho khoai tây vào bát to, lấy muối nghiền nhuyễn. Nêm mắm, muối, hạt tiêu cho vừa ăn, đem xào lại với mỡ cho thấm, cho lòng đỏ trứng gà vào trộn đều.

Bồ câu bóp chết, vặt lông rồi đem thui qua cho cháy hết lông tơ, mổ ruột, rửa sạch, treo cho ráo nước. Tiếp đó lấy sống dao dần xương cho mềm, xát muối, tỏi, hạt tiêu vào chim cho đều, để một lúc cho ngấm.


Món ăn này chắc chắn sẽ rất hấp dẫn các "thực khách nhí" nhà bạn.

Cho mỡ vào chảo đun nóng già, bỏ chim vào rán, lật trở cho chim vàng đều, bỏ hành tỏi vào đảo cho thơm, lấy ra chặt thịt chim thành từng miếng vừa ăn, độn với khoai tây nghiền.

Yêu cầu thành phẩm:

Thịt chim rán chín vàng đều không cháy, ăn mềm, có mùi thơm đặc trưng.

Ghi chú: Nếu không có khoai tây thì dùng củ từ cũng được.
(Theo Giadinh.net)
MÓN ĂN CHIM BỒ CÂU | MÓN CHIM BỒ CÂU |  MÓN ĂN TỪ CHIM BỒ CÂU

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

HÌNH CHIM BỒ CÂU LẠY PHẬT

Chú chim bồ câu này có thể trong kiếp trước đã từng tin Phật. Nên kiếp này tuy đã đầu thai làm chim bồ câu nhưng nó vẫn nhớ cách cầu nguyện và sám hối trước hình tượng Phật.

Chúng ta phải trân quý kiếp người của ta trong cuộc đời này.

Hãy chú tâm đến từng hành động, lời nói và suy nghĩ của mình.

Hãy tinh cần trì giới để ta không phải ân hận hối tiếc gì khi thân mạng này mất đi.


Chuyện luân hồi ở Việt Nam:

Cách đây mấy mươi năm, ở Thủ Ðức có một nữ Phật tử tu tại gia. Vì vợ chồng cô là tín đồ thuần thành, trọng Phật kính Tăng, nên các sư thường đến ghé thăm, có khi được mời nghỉ đêm tại nhà.

Thời đó, ảnh hưởng chánh pháp chưa được lan rộng, tuy cô đã thọ quy giới nhưng chưa hiểu rõ về đạo, nên trong nhà cũng có nuôi heo để thêm rộng rãi cho cuộc sống.

Một hôm, có một vị Hòa thượng đến nghỉ đêm tại nhà cô, nửa đêm chợt thức giấc nghe tiếng động dưới bộ ván mình nằm, và có giọng nói nho nhỏ rằng: “Tụi bây không biết, chớ tao tên là Nguyễn Thị Hòa (vì liên hệ gia đình xin giấu tên) bởi có thiếu bà chủ nhà này một số tiền, nên phải đầu thai ra thân xúc vật để trả nợ”. Hòa thượng nghe xong lấy làm lạ, sẽ lén nhẹ nhàng cúi xuống rình xem, thì thấy một heo nái nói chuyện với mười hai heo con đang bú.

Sáng ra, Hòa thượng hỏi người tín nữ:

- Lúc trước có cô Nguyễn Thị Hòa thiếu cô một số tiền như thế, có phải không?

- Dạ thưa đúng như vậy. Nhưng cô ấy nghèo và bây giờ đã qua đời, nên con kể như bỏ luôn. Ủa! Mà chuyện này chỉ riêng mình con với cô ấy biết, ở nhà con cũng không hay, tại sao thầy lại hiểu rõ ràng như vậy?

Hòa thượng đem chuyện đêm hôm thuật lại. Cô chủ nhà cả kinh, vội đem bán heo mẹ lẫn mười hai heo con, thì thêm một việc lạ, số tiền thu được đúng với tiền cô Nguyễn Thị Hòa đã thiếu mình khi trước.

Trải qua sự này, cô tín nữ càng tin việc luân hồi nhân quả hiển nhiên là có thật. Từ đó cô tu hành thêm tinh tấn và cải gia vi tự, thành ra ngôi chùa Phước Trường hiện giờ. Tại chùa này, hiện nay linh vị thờ cô vẫn còn.

Tiên đức đã bảo: “Súc sanh bản thị nhơn lai tố. Nhơn súc luân hồi cổ đáo kim!” (Súc sanh kia trước là người. Xưa nay người, súc luân hồi đổi thay!).

Việc trên đây là một chứng minh cho lời này vậy.

(Thuật theo lời Thượng tọa Thanh Từ, khi Thượng tọa đến diễn giảng và thăm chùa Phước Trường ở Thủ Ðức).

Theo chuaphuclam.vn

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Thịt chim bồ câu làm thuốc - Vietbao.vn

Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Thịt được dùng như thuốc cho trường hợp gầy yếu suy nhược, dinh dưỡng không tốt…

Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy. Thịt bồ câu: tính bình, vị mặn. Thành phần chủ yếu: thịt có chứa protein thô là 22,14%, mỡ, calci, phốt-pho, sắt, muối khoáng, các loại vitamin và một bộ phận acid hữu cơ khác.

Thịt bồ câu dinh dưỡng phong phú, thơm, vị ngọt, là loại thực phẩm tốt cho người già, trẻ em, người bệnh và sản phụ. Trứng bồ câu có chứa protein 9,5%, chất béo 6,4%, hợp chất đường và calci, sắt, phốt-pho...

Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ can thận, kiện tì vị, ích khí huyết, khử phong giải độc. Dùng cho trường hợp gầy yếu hư nhược, tiêu khát, hay quên, mất ngủ, thần kinh suy nhược, dinh dưỡng không tốt, phụ nữ huyết hư tắc kinh, bị lở loét nấm ngoài da ác tính... Trứng chim bồ câu có thể bổ hư giải độc.

Cách dùng: Thịt xào chín, nấu canh. Trứng thì luộc hay chần nước sôi.

Chữa trị: Người già thận hư, cơ thể suy nhược, thận hư lao tổn, bổ thận ích khí, bệnh đái đường, phụ nữ huyết hư tắc kinh, dự phòng bệnh sởi.

(Theo ND)

Hướng dẫn làm chuồng và cách chăm sóc Chim Bồ Câu

Hướng dẫn làm chuồng và cách chăm sócNuôi chim bồ câu lấy thịt giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Chim bồ câu ra ràng thường được dùng làm thực phẩm như nấu cháo, hầm thuốc bắc để tẩm bổ sức khoẻ. Người nuôi chim bồ câu không phải đầu tư nhiều, nhanh thu hồi vốn nên nó đã trở thành một trong những nghề mang lại thu nhập cao và ổn định cho người chăn nuôi .

Để có con giống chất lượng tốt bà con nông dân nên tìm mua tại các trại, các cơ sở có uy tín , có quy mô và kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi Chim Bồ Câu nói chung và chăn nuôi Chim Bồ Câu Pháp nói riêng . Tại đó bà con được cung cấp những kinh nghiệm quý báu từ thực tế chăn nuôi , được hỗ trợ vế kỹ thuật chuồng trại , cách chăm sóc , phòng trị bệnh tốt nhất .

Sau đây là một số kỹ thuật về chuồng trại và cách chăm sóc cơ bản nhất để bà con tham khảo :

1. Chuồng nuôi chim bồ câu

CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI CHIM BỒ CÂU DẠNG QUẦN THỂ ( DẠNG BÁN CÔNG NGHIỆP )

Trước tiên cần phải xác định số lượng sẽ nuôi hiện tại và trong thời gian sau đó để xây chuồng trại hợp lý , định mức hợp lý cho dạng nuôi quần thể là 1m2 nuôi được 2-3 cặp chim . Với các gia đình có thể tận dụng các trại cũ , chuồng gà, chuồng lợn bỏ không , nhà cũ …Dùng lưới B40 , lưới cước , lưới mắt cáo….vây kín xung quanh để không cho chim ra ngoài, nên vây thêm hoặc xây thêm một khoảng không gian bên ngoài để làm chỗ cho chim phơi tắm nắng .

- Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát vào mùa hè, sạch sẽ, tránh gió lùa vào mùa đông, tránh ồn ào, tránh sự xâm nhập của chó, mèo , chuột .

- Chuồng nuôi có thể đóng bằng tre, gỗ hoặc xây bằng gạch chia làm 3 – 4 tầng và nhiều chuống nhỏ để tiết kiệm diện tích , giữa các tầng phải có ngăn chắn phân hoặc phải đóng khít tránh dơi phân xuống các tầng dưới . Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 50 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 40 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ: 1 để đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, 1 ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào hoặc có thể để thông thoáng hết.

- Ổ đẻ có thể dùng bằng rổ nhựa loại nhỏ đường kính khoảng 20cm để làm tổ , dùng rơm để vặn tổ , hoặc dùng vỏ- lốp xe đạp cũ bỏ sau đó cắt đôi ra ,rồi bẻ ngược lại dùng dây hoặc đinh buộc lại sẽ thành một vòng tròn là 1 tổ chim rất đẹp , bền và rẻ . Các tổ phải để và buộc cố đính tránh chim nhảy lên làm lật tổ .

(Mô hình xây bằng gạch trong đó có bể cát , nước phía trước )

- Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh. Đơn giản là mua ống nhựa ống loại 90 sau đó cưa từng 1m rồi cắt vát tạo khe đổ thức ăn và để cho chim ăn , mua bình nước 3- 5 lít để đựng nước uống hang ngày choc him .

- Trong chuồng nuôi dạng quần thể nên xây 1 bể cát nhỏ để đựng cát vàng cho chim ăn cát sỏi, xây 1 bể tắm nhỏ choc Chim tắm .Có thể dùng thau , chậu để đựng nếu diện tích có hạn .

CÁCH LÀM CHUỒNG NUÔI CHIM BỒ CÂU DẠNG CÔNG NGHIỆP :

- Với mô hình nuôi chim bồ câu công nghiêp hiện nay ở phía Bắc chưa phát triển như các tỉnh phía Nam , để nuôi theo mô hình này cần phải đầu tư ban đầu nhiều hơn so với mô hình nuôi quần thể: đầu tư xây chuống trại , mua lồng nuôi công nghiệp , tốn công chăm sóc hơn , và phải xác định là nuôi với số lượng lớn . Nhưng đổi lại là hiệu quả kinh tế của cách này là cao nhất .

- Với mô hình này các gia đình vẫn có thể tận dụng nhà cũ, trại cũ mà không cần xây mới để tiết kiệm chi phí nhưng phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ thật như ở mô hình nuôi quần thể .


- Cách làm chuồng công nghiệp : có thể mua chuồng nguyên bộ về lắp ghép nuôi rất thuận tiện và sạch sẽ . Ngoài ra bà con có thể tự đóng , hàn bắng tre, gỗ , sắt… làm theo mô hình của chuồng công nghiệp để cho thuận tiện việc chăm sóc , vệ sinh .

2. Chọn giống

Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khoẻ mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn…. Nếu có đều kiện nên mua chim đã được ghép đôi hoặc mua chim từ 2 tháng tuổi trở lên .

Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 45 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, từ một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm.

CON GIỐNG: Giống của Hà Lan, Anh, Pháp, Nhật.

Chim bồ câu được chọn làm giống phải đảm bảo các yêu cầu: khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.

Dòng chim bồ câu Pháp : Titan & Mimas:

Chim bồ câu Pháp ti tan (dòng “siêu nặng“) có bộ lông phong phú đa dạng: trắng, đốm, xám, nâu

Giống Ngoại Tên tiếng Anh: Titan Tên khác: Bồ câu “Siêu nặng” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy Phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông đa màu: xám (chiếm 20%), màu trắng (chiếm 12%), nâu (12%) và đốm (4%). Chân ngắn, vai nở. Chim trống dài 19, cao 31 cm, chim mái dài 16,5, cao 28,5 cm. Chim mới nở nặng 17gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 647gam. Lúc 6 tháng tuổi:677gam/con, và 1 năm tuổi chim sinh sản: 691gam/con. Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 40 ngày. Đẻ 12-13 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở/tổng trứng: 66-72%. Tỷ lệ nuôi sống: 94-96%.

Chim bồ câu Pháp mi mát (Dòng “siêu lợi“) có bộ lông đồng nhất màu trắng

Giống Ngoại Năng suất, sản phẩm: Khoảng cách hai lứa đẻ là 35-40 ngày. Đẻ 16-17 chim non/cặp/năm. Tỷ lệ nở trên tổng trứng: 76- 82%. Tỷ lệ nuôi sống: 93-98%. Tên tiếng Anh: Mimas Tên khác: Bồ câu “Siêu lợi” Phân loại: Dòng Nguồn gốc: Từ Pháp nhập vào Việt Nam từ tháng 5 năm 1998. Phân bố: Trung tâm Nghiên cứu Gia cầm Thụy phương – Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Bắc, Vĩnh Phúc, Sơn La, Nghệ An, Quảng Ninh, Tp. Hồ Chí Minh… Hình thái: Lông màu trắng đồng nhất, chân đỏ hồng. Chăn ngắn, vai nở. Chim trống dài 18cm, cao 28cm, chim mái dài 16cm, cao 27cm. Khối lượng mới nở: 16gam/con, lúc 28 ngày tuổi: 582-855gam/con. 6 tháng tuổi chim nặng 653gam/con và 1 năm tuổi chim mái sinh sản nặng 690gam/con.

Phân biệt trống mái: Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 5-6 tháng tuổi.

Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.

3. Thức ăn cho chim bồ câu

Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường 1 ngày cho chim ăn 2 lần vào 7h-8h giờ sáng và 2h-3h giờ chiều. Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ, ngoài ra trộn thêm cám Gà khoảng 20 -30% .

Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%.
Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm.

4. Cách chăm sóc Chim bồ câu Non ( từ 1 tới 60 ngày tuổi ) :

Chim Non chưa có sức đề kháng tốt giống như chim trưởng thành vì vậy khâu chăm sóc thời gian này rất quan trọng để hạn chế hao hụt do bệnh tật, sau đây là quy trình chăm sóc cho chim Non thực tế hiện nay :

- Với chim non từ 1 – 10 ngày tuổi : thức ăn do chim bố mẹ bón , vì vậy cần bổ xung chất cho chim bố mẹ ăn như cám Gà để cho chim non dễ tiêu hóa và nhanh lớn, ngoài ra trong thời gian này cần nhỏ thuốc phòng bệnh Newcastle loại LASOTA hệ 1 : nhỏ 1 giọt vào mũi và 2 giọt vào miệng chim non . Cho chim bố mẹ uống thêm các Vitamin ( điện giải , đường Gluco ) .

- Với chim Non từ 20 – 30 ngày tuổi : chim thời kỳ này đã mọc lông gần đầy đủ thức ăn vẫn do bố mẹ bón và đang học ăn vì vậy thức ăn vẫn nên mềm và đầy đủ chất để cho chim phát triển hết thể trạng chẩn bị tách mẹ . Trong thời gian này cho chim uống kháng thể để phòng bệnh Newastle , Gumboro , IB, và cách bệnh đường tiêu hóa . Chim được 10 – 15 ngày tuổi nên tách khỏi tổ đẻ đưa xuống tổ nuôi cho chim bố chăm sóc để sẵn sàng tổ cho chim mẹ đi đẻ tiếp .

- Chim từ 40 – 60 ngày tuổi : chim đã tự biết ăn và đã tách mẹ để nuôi chim giống hậu bị , vẫn nên cho thức ăn bổ xung , nhỏ LASOTA hệ 2 để phòng Newcastle cũng nhỏ 3 giọt như ở trên , thức ăn và nước uống cho chim non phải sạch sẽ để tranh chim bị đi ỉa , tiếp tục cho uống kháng thể phòng bệnh như ở trên ( kháng thể chim , gà vịt có thể cho uống 2 lần/tháng ) .Thời kỳ này chim Non có thể nhiễm các bệnh như :Thương Hàn , E.COLI, tụ huyết trùng , Newcastle, và bệnh đậu gà , vì vậy cần chú ý theo dõi thường xuyên chim Non để phát hiện kịp thời phòng và trị các bệnh này . Ngoài thị trường ở các quán bán thuốc Thú Y luôn có bán các loại thuốc phòng cho gia cầm Gà, Vịt ,Ngan , Chim , có loại kháng sinh tổng hợp có thể phòng và điều trị tổng hợp nhiều bệnh trong một gói thuốc. Cấn nắm rõ biểu hiện, quá trình chim bị ốm để xác định loại bệnh và mua thuốc đúng bệnh để điều trị thì mới có hiệu quả .

Chim bồ câu có sức đề kháng với bệnh dịch khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh rất lớn. Muốn cho chim bồ câu khoẻ mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ

- Chim bố mệ Một năm nên tiêm vắc xin phòng bệnh Newcastle từ 1-2 lần cho chim

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 1 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng 2 lần, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng.

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: Hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng
Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận.

- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phòng tránh chuột, mèo, chó… tấn công chim.

- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: Bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc chữa cho phù hợp.

Chăm sóc nuôi dưỡng: chim non (0-20 ngày tuổi) chim mới nở rất yếu, ít lông, chưa mở mắt và tự ăn được, việc nuôi dưỡng hoàn toàn phụ thuộc vào bố mẹ, nên chăm sóc nuôi dưỡng có tính chất quyết định, chim dò (1-6 tháng tuổi) sau 28 ngày chim con tách mẹ gọi là chim dò, sau khi rời tổ chim còn yếu khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ bị bệnh nên phải nuôi riêng. Chim sinh sản: giai đoạn này phải theo dõi kịp thời khi chim đẻ, bổ sung lót ổ bằng rơm sạch sẽ và dài để chim ấp trứng đảm bảo, khi nuôi con cần thay ổ thường xuyên 02lần/tuần và tránh tích tụ phân tại ổ đẻ

5. Sinh sản
Nếu nuôi tốt 1 con bồ câu mái sau 4 -5 tháng tuổi bắt đầu đẻ lứa đầu, mỗi lứa đẻ 2 trứng. Sau khi ấp 16 – 18 ngày sẽ nở. Chim con sẽ được giao cho chim trống nuôi dưỡng. 20 ngày tuổi có thể xuất chuồng bán thịt. Chim mái nghỉ dưỡng sau 7- 10 ngày thì đẻ lứa tiếp theo. Cứ như thế 1 cặp bồ câu bố mẹ sau 1 năm cho ra đời từ 14-16 cặp con cháu.

Nuôi chim trong chuồng tỷ lệ đẻ và ấp đạt được từ 90% – 100%, nhưng khâu chăm sóc nhiều bơn, tốn công hơn.

Còn khi nuôi thả thì tỉ lệ đạt khoảng 80%, nhưng có ưu điểm là chim khoẻ không bệnh dịch.

Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và xua đuổi chuột, mèo, rắn…bởi vì chúng làm cho chim hoảng loạn, không hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.

Kỹ thuật dồn trứng, dồn con: Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5-7 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7-10 ngày sau đẻ tiếp.
Theo http://bocauthangloi.com.vn

Ghi chú: Nếu bạn có ý định nuôi chim bồ câu thì nên đọc hai bài viết sau:
Tài liệu này có chứa cuốn Chăn nuôi chim bồ câu và chim cút của TS Bùi Hữu Đoàn - NXB Nông Nghiệp, tài liệu dài 181 trang trình bày rất đầy đủ.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Tài liệu kỹ thuật nuôi Chim Bồ Câu

TÀI LIỆU NÔI CHIM BỒ CÂU | NUÔI GÀ | NUÔI GIA CẦM

TÀI LIỆU NUÔI CHIM BỒ CÂU:
TÀI LIỆU NUÔI GÀ:
VIDEO MÔ HÌNH NUÔI CHIM BỒ CÂU:


TÀI LIỆU NÔI CHIM BỒ CÂU | NUÔI GÀ | NUÔI GIA CẦM

CHÁO BỒ CÂU

CHÁO BỒ CÂU, CHAO BO CAU, CHÁO CHIM BỒ CÂU, CHAO CHIM BO CAU, NẤU CHÁO BỒ CÂU
HƯỚNG DẪN NẤU CHÁO CHIM BỒ CÂU
Thịt bồ câu rất bổ dưỡng, tốt cho người già và trẻ em. Đặc biệt cháo bồ câu ăn rất ngọt và thơm. Bạn có thể thực hiện món ăn này theo cách sau:

1. Nguyên liệu
- 2 con bồ câu
- 150g gạo dẻo
- 50g đậu xanh
- 100g nấm rơm
- 2 lít nước dùng gà
- Hành tây, hành tím, hành lá, ngò, muối, bột nêm, tiêu


Chao Bo Cau
2. Cách làm:

Bồ câu làm sạch, bằm nhuyễn cả thịt và xương, chỉ chừa lại cánh và đầu để trang trí cho đẹp.
Ướp bồ câu với gia vị gồm muối, bột nêm, tiêu, hành tím bằm cho thấm khoảng 30 phút.

Gạo vo sạch, cho vào nồi nước dùng gà nấu sôi, thêm đậu xanh đã ngâm mềm và nấm làm sạch vào ninh nhừ.
 
Trước khi ăn mới cho thịt bồ câu vào nấu sôi trở lại. Nêm thêm gia vị cho vừa miệng ăn.
Múc cháo ra tô
CHÁO BỒ CÂU, CHAO BO CAU, CHÁO CHIM BỒ CÂU, CHAO CHIM BO CAU, NẤU CHÁO BỒ CÂU

Cách Nuôi Chim Bồ Câu đạt năng suất cao

CÁCH NUÔI CHIM BỒ CÂU ĐẠT NĂNG SUẤT CAO
ĐÂY LÀ BÀI VIẾT SƯU TẨM TỪ NHIỀU NGUỒN

Dưới đây là một số kỹ thuật giúp người nuôi chim có thể đạt năng suất cao, lợi ích lớn
  • Chuồng nuôi chim bồ câu
Theo kinh nghiệm, chuồng nuôi chim bồ câu phải thoáng mát thì chim mới mau lớn. Nếu là nuôi thả tự do thì chuồng nuôi yêu cầu phải có mái che mưa, nắng, có ổ cho chim mái đẻ trứng. Nếu nuôi chim để sinh sản và khai thác thịt cần có chuồng nuôi khác nhau.

Làm chuồng nên lấy tre chẻ ra thành nan, sau đó làm thành phên ghép lại. Chuồng nuôi phải có ánh sáng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh gió lùa, tránh ồn ào. Nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim: chiều cao 40 cm, chiều sâu 40 cm, chiều rộng 50 cm. Mỗi ô chuồng cần 2 ổ đẻ trứng và ấp trứng đặt ở trên, một ổ nuôi con đặt ở dưới. Phía trước ô khoét lỗ to bằng miệng bát cơm để chim có thể ra vào. Máng ăn và máng uống cho chim nên dùng bằng gỗ hoặc chất dẻo, không nên làm bằng kim loại, đảm bảo vệ sinh. 


  • Chọn giống
Trong một ổ chim cần phải có một con trống và một con mái. Muốn chim bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt phải chọn chim có lông bụng dầy mượt, khỏe mạnh, mỏ xẻ, không có dị tật, lanh lợi, đuôi nhọn,… Nên mua chim đã được ghép đôi.

Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Như vậy, trong những điều kiện nuôi thả hợp lý, một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa chim bồ câu con trong một năm. 

  • Thức ăn cho chim bồ câu
Nhu cầu dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc,… Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.

Nên cho chim ăn vào giờ đã quy định để tạo thói quen, thông thường một ngày cho chim ăn 2 lần vào 6 giờ sáng và 1 giờ chiều. Thức ăn cho chim con là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) đã xay vỡ. 



Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức sau: khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 5%. 

  • Phòng và trị bệnh cho chim bồ câu
Chim bồ câu có sức đề kháng với dịch bệnh khá tốt, nhưng nếu nuôi theo đàn trong một không gian hẹp thì nguy cơ mắc bệnh là khá lớn. Muốn cho chim bồ câu khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt thì trước hết chim phải được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, thức ăn được cung cấp đầy đủ.

- Một năm tiêm vác xin phòng bệnh 3 lần cho chim. 

- Vệ sinh chuồng trại cho chim bồ câu sạch sẽ. Nên định kỳ 2-3 tháng dọn dẹp làm vệ sinh chuồng, sửa chữa và làm mới chỗ hư hỏng, cạo sạch phân, thay ổ đẻ, phun thuốc sát trùng chuồng. 

- Vệ sinh máng ăn, máng uống: hàng ngày nên rửa máng uống để tránh cho chim uống nước bẩn, đã lên men do cặn thức ăn đọng lại trong máng. Lồng vận chuyển chim bồ câu cũng là nguồn lây bệnh cho chim, vì ở chuồng có chim bị bệnh và chết thì dễ dàng lây nhiễm bệnh sang chuồng khác. Vì thế lồng khi dùng để vận chuyển chim mới cần phải được lau rửa sát trùng cẩn thận. 

- Hạn chế cho chim lạ vào chuồng. Tránh để phân chim vương vãi ra mọi nơi. Phóng tránh chuột, mèo, chó,… tấn công chim. 

- Một số bệnh thường gặp ở chim bồ câu như: bệnh kẹt trứng, trứng vỏ mềm, bệnh cầu trùng, bệnh đậu mùa, bệnh herpes virus đường hô hấp,… Cần phải theo dõi kỹ nếu chim bị mắc các bệnh đó thì nên đến các cơ sở hỗ trợ chăn nuôi để được tư vấn loại thuốc phù hợp.

BÀI VIẾT TIẾP

Kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp 
Thịt bồ câu ngon và bổ. Khi bồ câu ra giàng ( 28 ngày tuôi), thịt chứa 17.5% protein, 3% lipit. Tuy nhiên, bồ câu ta chỉ đạt khối lượng 300-400g/ con, mỗi năm đẻ 6-7 lứa, năng suất thịt còn thấp. Hiện nay, có nhiều giống bồ câu ngoại được chọn lọc, cho năng suất thịt rất cao, trong đó có giống chim bồ câu Pháp. 

Nuôi chim bồ câu Pháp theo phương pháp nuôi nhốt, bán công nghiệp là phương pháp giúp người nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao. 

Theo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Duy Điều, trong quá trình nuôi và chăm sóc chim bồ câu Pháp, cần chú ý các kỹ thuật sau: 

1. Chọn giống 

Một cặp bồ câu sinh sản có thể dùng sản xuất trong 5 năm. Tuy nhiên, sau 3 năm, khả năng sinh sản có chiều hướng giảm, cần phải thay thế. 


- Tiêu chuẩn con giống: 

+ Khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi. 

+ Chim đạt từ 4-5 tháng. 

-Phân biệt trống mái dựa trên ngoại hình: 

+ Con trống: đầu thô, có phản xạ gù mái lúc thành thục, khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp. 

+ Con mái: nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. 

2. Chuồng nuôi 

-Yêu cầu chuồng nuôi: Có ánh nắng mặt trời, khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh, tránh được gió lùa, mưa. 

-Chuồng nuôi gồm có nhiều loại: 

Chuồng nuôi cá thể( Nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi): 

Chuồng nuôi bao gồm các ô chuồng. Mỗi một đôi chim trống mái sinh sản được nuôi trong một ô chuồng. Kích thước của một ô chuồng:Chiều cao: 40 cm, chiều sâu: 60 cm, chiều rộng: 50 cm 

Chuồng nuôi quần thể( Nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2-6 tháng tuổi): 

Kích thước của một gian: Chiều dài:6 m, Chiều rộng: 3.5m, Chiều cao: 5.5 m( cả mái) 

Mật độ nuôi thả là 10-14 con/ m2 

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (Nuôi vỗ béo thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi): 

Chuồng nuôi có cấu tạo tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ là 40-50 con/ m2 

3. Thiết bị nuôi chim 

- Ổ đẻ 

+ Do đang trong giai đoạn nuôi con, chim bồ câu đã đẻ lại, nên mỗi đôi chim cần 2 ổ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới. 

+ Ổ có thể làm bằng gỗ, chất dẻo. 

+ Yêu cầu: Sạch sẽ, khô ráo, tiện cho việc vệ sinh, thay rửa thường xuyên. 

+ Kích thước của ổ: 

Đường kính: 20-25cm 

Chiều cao: 7-8 cm 

-Ngoài ra, trong chuồng nuôi chim bồ câu, cần có máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung. 

-Bóng đèn: Cần vào mùa đông ở miền Bắc, lắp bóng 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm từ 3-4h với cường độ 5w/m2 nền chuồng 

4. Thức ăn và cách cho ăn 

Khẩu phần ăn 

- Khẩu phần 1: Sử dụng nguyên liệu thông thường 

Chim sinh sản: Ngô (50%) + Đỗ xanh( 30%)+ Gạo xay(20%) 

Chim dò: Ngô (50%)+ Đỗ xanh( 25%) + Gaọ xay( 25%) 

- Khẩu phần 2: Sử dụng kết hợp cám gà công nghiệp 

Chim sinh sản: Cám viên công nghiệp(60%)+ Ngô hạt đỏ( 40%) 

Chim dò: Cám viên công nghiệp (48%)+ Ngô hạt đỏ (52%) 

- Ngoài ra, cần cung cấp thức ăn bổ sung cho bồ câu. 

- Cách phối trộn là: Khoáng (85%)+ Muối( 10%)+ Sỏi( 5%) 

Cách cho ăn 

- Thời gian: Sáng lúc 8-9h, chiều 14-15h. 

- Khối lượng: Thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể. 

Chim dò: 40-50g /con/ngày 

Chim sinh sản: Khi nuôi con: 125- 130g / đôi/ngày; Không nuôi con:90-100g/ đôi/ ngày 

5. Nước uống 

-Nước uống: sạch sẽ, không màu, không mùi, được thay hằng ngày. 

-Có thể bổ sung Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết. 

6. Chăm sóc 

Thời kỳ đẻ và ấp trứng 

-Dùng rơm khô, sạch sẽ để lót ổ. 

-Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, giảm tầm nhìn, ánh sáng. 

-Cần theo dõi ngày chim đẻ bằng cách ghi chép lại, để có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày( số lượng trứng ghép ấp tối đa: 3 quả/ ổ) 

-Khi chim ấp được 18-20 ngày, trứng sẽ nở thành con. Những đôi chỉ nở 1 con thì có thể ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở, hoặc chênh lệch 2-3 ngày. Số lượng con ghép tối đa : 3 con/ ổ. 

Thời kỳ nuôi con 

- Thay lót ổ thường xuyên( 2-3 ngày/ lần) 

- Khi chim non được 7-10 ngày, cho ổ đẻ thứ hai vào. 

Thời kỳ nuôi vỗ béo 

-Khi bồ câu được 20-21 ngày tuổi, khối lượng cơ thể đạt 350-400g/ con, tiến hành tách khỏi mẹ để nuôi vỗ béo. 

-Thức ăn dùng để nhồi: Ngô (80%)+ Đậu xanh (20%) 

-Cách nhồi: Thức ăn được nghiền nhỏ, viên thành viên nhỏ ngâm cho mềm rồi sấy khô, đảm bảo tỷ lệ thức ăn/ nước là 1:1 

-Chú ý không để có không gian cho chim hoạt động nhiều, đảm bảo ngoài giờ ăn uống thì thời gian ngủ là chính. 

Thời kỳ chim dò 

-Sau khi bồ câu được 28-30 ngày tuổi, tiến hành tách chim non khỏi mẹ, đưa vào chuồng quần thể nuôi. 

-Bổ sung vitamin, các chất kháng sinh vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hóa và phòng chống các bệnh thường gặp ở chim bồ câu. 

BÀI VIẾT TIẾP

Cũng như bất cứ ngành chăn nuôi nào, nuôi bồ câu làm kinh tế cũng đòi hỏi người chăn nuôi phải nghiên cứu thật kỹ về vốn - con giống - kỹ thuật nuôi - vấn đề nâng cao năng suất - đầu ra của sản phẩm.
 
Trong vốn kiến thức hạn hẹp của mình, xin bàn về một số kinh nghiệm trong quá chăn nuôi bồ câu để làm kinh tế.




Trước hết xin bàn về giống bồ câu.

Hiện nay ở Việt Nam, có rất nhiều người nuôi bồ câu với nhiều mục đích khác nhau và tùy theo mục đích thì có rất nhiều giống bồ câu - hoặc là loại bồ câu thuần của Việt Nam hoặc là loại nhập về từ nước ngoài - đã được những người yêu chim bồ câu đang nuôi rộng rãi ở nước ta. 
Tuy nhiên, khi nuôi bồ câu làm kinh tế thì người chăn nuôi phải chú ý đến các vấn đề như sau:

1. Chất lượng con giống: chất lượng con giống thì rất quan trọng, vì tùy theo giống mà hiệu suất sinh sản, khả năng nuôi con, khả năng bị nhiễm bệnh, trọng lượng bồ câu ra ràng sẽ khác nhau.
 
==> Hiện nay bồ câu ra ràng có trọng lượng từ 400gr trở lên có giá dao động từ 90.000đ - 120.000đ/cặp tùy thời điểm. Bởi vậy, nếu bạn chọn giống bố mẹ nhỏ con thì chim ra ràng có trọng lượng nhỏ thì giá thành sẽ không cao. Nhưng cũng có một vài người chọn giống bồ câu bố mẹ có trọng lượng lớn (ví dụ bồ câu gà kiểng) thì chất lượng bồ câu ra ràng sẽ rất tốt, nhưng giá thành cũng không tăng bao nhiêu trong khi đó bồ câu gà kiểng thường năng suất đẻ rất thấp (2-3 tháng/1 lần), lại hay đạp bể trứng và khả năng nuôi con không cao. Ngoài ra, bồ câu gà kiểng thường chi phí thức ăn rất cao, không hiệu quả xét về mặt nuôi kinh tế.
 
Một số nhà hàng sang trọng ở thành phố lại thích loại bồ câu ra ràng màu trắng vì khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có da màu hồng, nhìn ngon và "đẹp" hơn. Nếu bạn chọn nuôi giống có màu (bồ câu thuần Việt, bồ câu Hà Lan,....) thì sẽ có nhiều màu sắc khác nhau, khi đó khi làm sạch bồ câu ra ràng sẽ có màu đen, vì vậy cũng sẽ giảm khả năng "ngon miệng" của khách hàng.


==> Khi nuôi bồ câu làm kinh tế, bạn phải chọn giống làm sao để nâng suất đẻ đạt cao nhất. Vì vậy, giống bồ câu tốt là có tỷ lệ sinh sản ít nhất 01 tháng/lần, tỷ lệ này trong năm sẽ là ít nhất 10 lần/năm (có những thời điểm bồ câu thay lông sẽ ngưng đẻ). Tuổi thọ sinh sản của bồ câu Ngọc Điền hiện nay là khoảng 6-7 năm. Nhưng vậy, 1 cặp giống bố mẹ nếu chăm sóc đúng cách với chế độ dinh dưỡng hợp lý, mỗi năm sẽ cho ra đời ít nhất 10 cặp bồ câu con. Khi mua bồ câu giống, nhiều khách hàng cứ muốn mua bồ câu bố mẹ đang đẻ có giá thành cao nhưng không biết được chim bố mẹ đã bao nhiêu tuổi rồi, có khi mua về thì chim chỉ đẻ được 01 - 02 năm là năng suất đẻ sẽ giảm rất nhiều. Trong khi đó, nếu chúng ta mua bồ câu còn tơ thì khả năng sinh sản của chúng rất tốt, mà người chăn nuôi còn có thể quản lý được đàn chim của mình.

Khả năng sinh sản còn phải tính thêm về khả năng ấp trứng và kỹ năng nuôi con. Nếu trứng bồ câu không được ấp từ 2 - 3 ngày sau khi sinh sản thì khả năng nở con sẽ rất thấp, vì phôi thai trong trứng không đảm bảo về nhiệt độ nêu trên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lúc nở con. Và nếu có nở được con thì chim con sẽ rất yếu, khả năng sống không cao. Bố mẹ sẽ thay phiên nhau ấp trứng cho đến khi trứng nở. Thời gian ấp trứng khoảng 18 - 19 ngày. Bồ câu đẻ mỗi lần 02 trứng (đẻ cách nhau 01 ngày), thời gian để trứng thứ 1 khoảng từ 17g30 đến 19g00. Thời gian đẻ trứng thứ 2 sớm hơn, khoảng từ 15g30 đến 17g00. Trong thời gian ấp trứng, thường bồ câu sẽ ăn ít, nhưng vẫn uống nước nhiều và cần nhiều khoáng chất trong nước uống. 



==> Do 02 trứng được đẻ cách nhau 01 ngày nên chim ra ràng sẽ nở cũng cách nhau 01 ngày, và như vậy 2 chú chim ra ràng sẽ có trọng lượng lớn nhỏ khác nhau. Như vậy, kỹ năng nuôi con của bố câu bố mẹ rất quan trọng. Sự thật là khi bồ câu ra ràng khoảng 20 ngày tuổi là chúng ta có thể xuất cho nhà hàng, và lúc đó trọng lượng của chúng phải đạt theo yêu cầu. Do đó, nếu trong giai đoạn sau khi nở, chim bố mẹ nuôi con không đạt thì chim ra ràng sẽ phát triển kém, trọng lượng cũng sẽ giảm và không đều giữa chú chim trong cùng 01 tổ. Ngoài ra, nếu không xuất cho nhà hàng mà để lại làm giống mà bố mẹ nuôi con không đạt thì sau này chim giống cũng không tốt. Đặc biệt, khi làm con giống, yêu cầu bắt buộc là chim con phải do chính ba mẹ chúng nuôi lớn từ lúc nở cho đến khi biết ăn. 



==> Chim bồ câu thường có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp và đặc biệt rất hiếm khi bị bệnh dịch. Thường bồ câu giống, trang trại bồ câu Ngọc Điền sẽ tiêm vắc xin chống bệnh nổi trái và bệnh cúm, và do đó, chúng sẽ rất khi mắc các bệnh này. Bồ câu thường chịu nhiệt độ cao, nhưng đừng để quá nóng vào mùa nóng. Một số bệnh thông thường chúng ta có thể chữa trị bằng thuốc thú y như: bệnh phân trắng, bệnh phân xanh, một số bệnh về đường ruột,... Tuy nhiên, nếu không phát hiện các bệnh này sớm thì nên tiêu hủy khi chúng nhiễm bệnh đã quá nặng vì sẽ ảnh hưởng đế khả năng sinh sản, nuôi con,.... sau này. 


Trại bồ câu Ngọc Điền, số nhà 24, tỉnh lộ 8 ấp 3 xã Tân Thạnh Tây, Củ Chi, TP. HCM. Điện thoại: 0907.622.562: Chuyên cung cấp bồ câu Pháp giống, bồ câu ra ràng, số lượng lớn và ổn định. Đặc biệt, thu mua bồ câu ra ràng số lượng lớn; tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bồ câu, cách thức làm chuồng trại, kỹ thuật nuôi dưỡng, bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra cho quí khách hàng.


Video Mô Hình Nuôi chim Bồ Câu

MÔ HÌNH NUÔI CHIM BỒ CÂU 


Ghi chú: Bạn nên xem tài liệu Chăn Nuôi Chim Bồ Câu và Chim Cút của Tiến Sỹ Bùi Hữu Đoàn, tài liệu này bao gồm 181 trang, viết rất đầy đủ về nguồn gốc, đặc điểm, kỹ thuật nuôi, chuồng trại, dinh dưỡng... của hai loài Chim Bồ CâuChim Cút.Và một số tài liệu nữa nói về Chim Bồ Câu:


Video Mô Hình Nuôi chim Bồ Câu | Nuôi Chim Bồ Câu | Kỹ thuật Nuôi Bồ Câu | Nuoi Chim Bo Cau | Chim Bo Cau | Ky That Nuoi Chim Bo Cau

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

Các loài chim và tác dụng chữa bệnh

Chim Bồ Câu

Dân gian hay nói “Một con Bồ Câu hơn chín con gà” vì tác dụng bổ dưỡng của nó. Chất thịt bồ câu non mịn, vị tươi ngon, có đặc điểm lượng protein cao, lượng mỡ và cholesterol thấp, đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có vitamin A, B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là thành phần tạo máu, do vậy giá trị dinh dưỡng trong thịt chim bồ câu cao hơn thịt gà, cá, thịt bò…
Thường xuyên ăn thịt chim bồ câu có thể kích thích ăn uống, tăng khả năng tuần hoàn máu, giúp con người có tinh thần, thể lực sung mãn, da mịn, hơn nữa phòng chống lão hóa sớm và bạc tóc sớm. Khoa học còn chỉ ra rằng thịt chim bồ câu dễ tiêu hóa hấp thu, nên đối với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa kém và trẻ em thì tác dụng bổ dưỡng của thịt chim bồ câu càng rõ rệt. Ăn thịt chim bồ câu có thể làm vết thương mau kín miệng.


Một vài món ăn – bài thuốc từ chim bồ câu

Thịt chim bồ câu có tính bình do vậy bệnh trạng thuộc hàn hay nhiệt, thể chất âm hay dương suy đều dùng được.
Canh thịt chim bồ câu hạt sen:


Món ăn này thích hợp với những người lao tâm quá mức, tâm thần bất ổn, mất ngủ di tinh.

Cách làm: lấy 2 con bồ câu non đã làm sạch, để ráo nước. Sau khi xát một lớp rượu ngon lên mình chim thì cho vào chảo rán vàng. Lấy 300g hạt sen ngâm nước cho nở, bóc bỏ vỏ và tâm sen rồi luộc chín, dùng dầu lạc rang qua. Có thể cho thêm 300g thịt lợn thái miếng. Cho vào nồi đất thịt chim, thịt lợn, nhục quế, hành, gừng, thêm chút rượu vang, muối, đường phèn, xì dầu rồi đặt lên bếp lửa to đun sôi, tiếp theo hầm nhỏ lửa, đợi cho thịt chim chín nhừ mới cho hạt sen vào hầm tiếp cho nhừ hạt sen là được. Lấy chim ra đặt úp lên đĩa, bỏ hành, gừng, quế đi, đun lại nồi canh cho đặc lại, hòa chút bột cho vào nồi canh cho sánh rồi rắc hành hoa, bột hồ tiêu và dầu vừng, ăn thịt chim, thịt lợn, hạt sen và uống nước.

Thịt chim bồ câu hầm đông trùng hạ thảo:





Món ăn này thích hợp cho những người thận tinh hư tổn, hay quên, chóng mặt, chân tê dại rã rời, lưng đau mỏi.

Nguyên liệu: 2 con chim bồ câu, 15g đông trùng hạ thảo, 15g hoài sơn, 10g long nhãn, 10g mộc nhĩ trắng, 15g hạt sen, gừng, đường phèn.

Cách làm: chim bồ câu bỏ nội tạng, làm sạch lông để ráo nước. Hạt sen cho vào nồi luộc qua, dùng đũa khuấy nhanh, bóc bỏ vỏ ngoài. Mộc nhĩ trắng ngâm trong nước ấm, rửa sạch. Hạt sen và chim cho vào bát hấp, trên rắc một lớp gừng rồi cho tiếp đông trùng hạ thảo, hoài sơn, long nhãn, mộc nhĩ trắng và đường phèn vào. Đổ nước sôi vào gần đầy bát thì đậy lại, cho bát vào nồi nước sôi hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được.



Chim Sẻ
Chim sẻ với tác dụng chữa bệnh:

Chim sẻ là loại thực phẩm hảo hạng để cường dương bổ hư, ăn vào sẽ tăng khí cho ngũ tạng, trợ giúp dương đạo và ích tinh tủy. Chim sẻ vị ngọt, tính ấm có thể giúp cường dương, ấm lưng gối, giảm tiểu tiện và trị bệnh băng đới (khí hư) ở phụ nữ. Tất cả những người mắc chứng bệnh dương hư khí tổn đều có thể ăn chim sẻ để ấm bổ. Những người âm hư hỏa vượng, dương cường dễ cương lên thì không nên ăn.

Một số món ăn – bài thuốc từ chim sẻ

- Dương khí hư tổn có thể dùng 3 con chim sẻ, 150g gạo tẻ, 3 nhánh hành củ nấu thành cháo ăn.

- Những người dương suy, lưng mỏi gối chồn, liệt dương, xuất tinh sớm có thể lấy 3 con chim sẻ, 15g thỏ ty tử, 15g thung dung. 2 loại thuốc Đông y này sắc lấy nước rồi hầm chim sẻ, hoặc cho thuốc vào túi vải, hầm lẫn với chim khi ăn thì bỏ túi thuốc.

- Những người dương suy, tinh thần mệt mỏi, hay quên chóng mặt có thể lấy 2 con chim sẻ, 15g thiên ma, cho nước vào đun chín rồi ăn.

- Chim sẻ 3 con, thỏ ty tử 10g, câu kỷ tử 10g nấu canh ăn rất tốt. Chim sẻ có tác dụng cường dương, bổ thận, ấm lưng gối, giảm tiểu tiện, trị băng đới.

Thỏ ty tử là thuốc cường dương, có thể bổ thận ích tinh, bổ gan sáng mắt. Câu kỷ tử bổ âm bổ hư, ích tinh, sáng mắt. Cả 3 thứ này phối hợp có tác dụng trị dương đạo, làm khỏe lưng gối, bổ gan thận, chữa liệt… rất thích hợp với những người mắc chứng bệnh dương teo, xuất tinh sớm, lưng gối chồn mỏi, tỳ vị hư hàn, phụ nữ bị bạch đới. Những người mắc các bệnh thần kinh chức năng đặc biệt nên ăn món này.

Chim Cút



Chim cút với tác dụng chữa bệnh

Chim cút còn được gọi là “nhân sâm động vật” vì nó được coi như một loại thuốc tốt giúp bồi bổ nội tạng, bổ trung ích khí, cứng gân cốt, chịu đựng được nóng rét, tiêu nhọt do nóng, có tác dụng bổ hư trừ bệnh tốt. Chim cút rất giàu protein, muối vô cơ, vitamin… thịt nó có vị thơm ngon lại dễ tiêu hóa hấp thụ, rất thích hợp với phụ nữ có thai, phụ nữ sau khi sinh, người cao tuổi sức khỏe yếu. Nó cũng là món ăn có tác dụng chữa bệnh tốt đối với những người béo phì và cao huyết áp.
Theo tính toán khoa học, thịt chim cút bổ hơn thịt gà và một số loại động vật khác, đồng thời lại có khả năng “bồi bổ ngũ tạng” giúp con người chịu được hàn, nóng như của nhân sâm.

Một số món ăn – bài thuốc từ chim cút

Tác dụng chữa bệnh của chim cút tương đối nhiều, thường dùng để bồi bổ ngũ tạng, bổ trung ích khí, thanh lợi thấp nhiệt và chữa bệnh cam trẻ em.

Bồi bổ ngũ tạng: những người gan thận tinh máu hư tổn, đau lưng, thần kinh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt có thể dùng 30g câu kỷ tử, 30g hoàng tinh cho vào bụng chim cút đã làm sạch, thêm nước, hành, gừng, muối rồi hầm ăn. Những người làm việc trí óc nhiều, thương tổn tâm thần có thể lấy 1 con chim cút, 30g long nhãn, 1 khúc xương sống lợn rồi hầm lên ăn.

Bổ trung ích khí: dùng 1 con chim cút, 15g đẳng sâm, 30g hoài sơn đun lên cùng với chim rồi ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần trong mấy ngày liền, có tác dụng chữa các chứng bệnh tỳ vị suy yếu, tiêu hóa kém, ăn không thấy ngon.

Thanh lợi thấp nhiệt: lấy 1 con chim cút, 60g đậu đỏ đun lẫn ăn, có thể chữa các bệnh kiết lỵ, bệnh tê chân do thấp nhiệt.

Trừ bệnh cam tích ở trẻ em: lấy 1 con chim cút hầm nhừ, thêm 30g bột sơn dược, 15g bột kê nội kim trộn đều lên ăn, chia ăn làm 2-3 ngày.

B.S Thu Hương
( Nguồn Sức Khỏe và Đời Sống)

Chim Bồ Câu tần sen nấm

MÓN ĂN | CHIM BỒ CÂU TẦM SEN NẤM

Hạt sen là phần quý nhất trong cây sen. Hạt sen có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, sắt… Là thức ăn bổ dưỡng tâm, ích thận, kiện tỳ, những người lao động trí óc quá căng thẳng, tâm thần bất ổn, hay sợ sệt, hay quên nên ăn.Thịt chim bồ câu có chứa các thành phần: protein, lipid, các chất khoáng, kali, natri, can-xi, phospho, các vitamin nhóm B, và nhiều nguyên tố vi lượng. Thịt chim bồ câu ngon dịu, nhiều dinh dưỡng kết hợp tuyệt vời với hạt sen tạo nên một món ăn bổ dưỡng an thần.

Chim Câu tần sen nấm (Dành cho 4 người)

Nguyên liệu:
- Chim bồ câu: 2 con
- Hạt sen: 50 gram (1/2 lạng)
- Táo tầu khô: 4 quả
- Kì tử: 40 hạt
- Long nhãn khô: 8 quả
- Nấm hương: 10 cái
- Gia vị: 2 thìa cà phê
- Mì chính: 1 thìa cà phê (Nếu không dùng mì chính có thể thay thế gia vị, mì chính bằng 3 thìa cà phê bột nêm)
- Hạt tiêu: ½ thìa cà phê


Thực hiện:

- Chim bổ câu chặt làm tư, bỏ mỏ xếp vào tô to.Xếp long nhãn, kì từ, táo tầu, nấm và hạt sen xung quay bồ câu.

- Gia vị, mì chính, hạt tiêu rắc đều.

- Đổ nước đầy tô (tương đương 1 lít nước)

- Cho tô vào hấp cách thủy 2 tiếng. Sau 2 tiếng chim chin mềm, thơm.
Rắc rau mùi, thưởng thức!


MÓN ĂN | CHIM BỒ CÂU TẦM SEN NẤM | CHIM BỒ CÂU

Theo http://vitamin.net.vn

CHIM BỒ CÂU HẦM CỐM

MÓN ĂN | CHIM BỒ CÂU HẦM CỐM

Về VN mới có chim bồ câu để chế biến các món ngon lành. Món ăn với chim câu có thể gọi là sang. Vì giá trị dinh dưỡng của nó mà chim câu hay được dùng trong các món hầm để bồi bổ sức khỏe, nhất là với người ốm, yếu sức thường hay được động viên ăn món chim câu hầm.

Cốm ở Hà Nội đang sẵn nên mình lại tranh thủ làm món chim câu nhồi cốm này. Đây là lần đầu tiên mình làm và cũng là lần đầu tiên ăn món này. Quả thực chim câu hầm luôn là một món ăn rất hấp dẫn. Chim hầm mềm, nhân cốm dẻo, bùi bùi hạt sen. Hơn nữa mình đảm bảo món ăn này rất bổ dưỡng ^^

Cũng vì vậy mà món chim hầm này làm khá cầu kì. Tuy nhiên, ngày cuối tuần mà, bạn có thể dành buổi sáng chuẩn bị và chế biến món này để gia đình có một món ăn ngày cuối tuần đặc biệt và mới lạ!



Nguyên liệu: (3-4 người)

- 1 con chim bồ câu

- 1 thìa cà phê muối

- 1 thìa súp hành tím băm

- ¼ thìa cà phê tiêu

- 10-15 quả táo tàu khô đỏ hoặc đen

- 50g hạt sen tươi



*Nhân cốm nhồi:

- 50g hạt sen tươi

- 50g cốm xanh

- 3 cái mộc nhĩ khô

- ½ thìa súp hành tím băm

- 1 thìa cà phê hạt nêm

- dầu ăn

- hạt nêm


Cách làm :

- Chim bồ câu làm sạch lông. Rạch một khe nhỏ ở bụng dưới, moi hết nội tạng, giữ lại tim, gan và mề. Để nguyên con, chỉ cắt rời phần cẳng chân. Rửa sạch, để ráo.

- Tim, gan và mề chim làm sạch, thái nhỏ. Để riêng.

- Trộn chung muối, hành tím và tiêu rồi chà hỗn hợp này đều lên khắp mình chim cả trong lẫn ngoài. Để khoảng 30 phút cho chim ngấm gia vị.

- 50g hạt sen tươi luộc chín, giữ lại phần nước luộc sen.

- Mộc nhĩ ngâm nước cho nở mềm, rửa sạch, cắt bỏ chân, thái nhỏ.

- Trộn hỗn hợp nhân gồm tim, gan, mề, hạt sen, cốm xanh, mộc nhĩ, hành tím và hạt nêm.


- Nhồi hỗn hợp này vào ruột chim, nhồi chặt tay cho mình chim được căng.


- Khi đã nhồi chặt, dùng tăm ghim lại để giữ nhân kín bên trong.


- Cho dầu ăn ngập khoảng 1cm mặt chảo sâu lòng, đun nóng rồi cho chim câu vào rán đến khi phần da bên ngoài chín vàng đều, liên tục dùng thìa tưới dầu ăn lên mình chim phần không ngập dầu.


- Sau đó chuyển chim vào nồi nhỏ, đổ nước luộc hạt sen và thêm nước cho ngập 2/3 con chim. Nấu sôi rồi để lửa nhỏ om khoảng 15 phút thì cho táo tàu đỏ và 50g hạt sen vào om cùng đến khi nước cạn còn 1/3. Thêm hạt nêm cho vừa miệng.

* Lưu ý:

- Chim câu có thể to nhỏ khác nhau, vì thế nên chuẩn bị dư hỗn hợp nhân để có thể nhồi chim thật căng và chặt.

- Om đến khi thịt chim mềm nhưng không mềm rục quá.



MÓN ĂN | CHIM BỒ CÂU HẦM CỐM | CHIM BỒ CÂU
Theo http://kokotaru.com/vn

Họ Bồ câu - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Họ Bồ câu (danh phápColumbidae) là một họ thuộc bộ Bồ câu (Columbiformes), bao gồm khoảng 300 loàichim cận chim sẻ. Tên gọi phổ biến của các loài trong họ này là bồ câu, cu, cưu, gầm ghì.
Các loài trong họ này phổ biến rộng khắp thế giới, ngoại từ sa mạc Sahara và châu Nam Cực, nhưng có sự đa dạng lớn nhất tại các khu vực sinh thái Indomalaya và Australasia.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Đặc điểm sinh học

[sửa]Sinh lý

Thân nhiệt chim bồ câu ổn định trong điều kiện nhiệt độ môi trường thay đổi; chim bồ câu là động vật hằng nhiệt.
Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mãnh tạo thành lớ xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
  • Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân.
  • Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
  • Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.

[sửa]Di chuyển

  • Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà...
a) Khi chim cất cánh chân chim khuỵu xuống, cánh chim dang rộng đưa lên cao, tiếp theo cánh chim đập mạnh xuống, cổ chim vươn ra, chân chim duỗi thẳng đập mạnh vào giá thể làm chim bật cao lên.
b) Khi chim hạ cánh, cánh chim dang rộng để cản không khí, chân chim duỗi thẳng chuẩn bị cho sự hạ cánh được dễ dàng.

[sửa]Các tư thế bay vỗ cánh của chim bồ câu

  • Khi chim bay thân nằm xiên, đuôi xòe ngang, cổ vươn thẳng về phía trước, chân duỗi thẳng áp sát vào thân, cánh mở rộng đập liên tục từ trên xuống dưới, từ trước về sau. Sau đó chim nâng cánh bằng cách gập cánh lại, rồi nâng lên làm giảm sức cản của không khí. Khi chim đập cánh, phía ngoài cánh hạ thấp hơn phía trong thì cánh không những được không khí nâng lên mà chim còn được đẩy về phía trước.

[sửa]Hệ thống phân loài và tiến hóa

Danh sách dưới đây liệt kê các chi, phân loại theo nhóm và tên khoa học.
Họ Columbidae
Cu luồng (Chalcophaps indica), loài bản địa khu vực nhiệt đới miền nam châu Á vàAustralia
Cu đất hung (Columbina talpacoti)
Bồ câu đuôi quạt
  • Phân họ Columbinae – bồ câu điển hình
    • Chi Columba, gồm cả Aplopelia – bồ câu Cựu thế giới (33-34 loài còn sinh tồn, 2-3 loài mới tuyệt chủnggần đây)
    • Chi Streptopelia, gồm cả Stigmatopelia và Nesoenas – chim cu, cu sen, cu ngói, cu cườm v.v (14-18 loài còn sinh tồn)
    • Chi Patagioenas – bồ câu Mỹ; trước đây gộp trong Columba (17 loài)
    • Chi Macropygia (10 loài)
    • Chi Reinwardtoena (3 loài)
    • Chi Turacoena (2 loài)
  • Phân họ không tên – cu cánh hoàng đồng và họ hàng
    • Chi Turtur – bồ câu rừng châu Phi (5 loài; đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Oena – bồ câu Namaqua (đặt vào đây không chắc chắn)
    • Chi Chalcophaps (2 loài cu luồng)
    • Chi Henicophaps (2 loài)
    • Chi Phaps (3 loài)
    • Chi Ocyphaps – bồ câu mào
    • Chi Geophaps (3 loài)
    • Chi Petrophassa – bồ câu đá (2 loài)
    • Chi Geopelia (3–5 loài)
  • Phân họ không tên – cu đất Ấn Độ-Thái Bình Dương
    • Chi Gallicolumba (16-17 loài còn sinh tồn, 3-4 loài mới tuyệt chủng)
    • Chi Trugon – cu đất mỏ dày
  • Phân họ Otidiphabinae – bồ câu gà lôi
  • Phân họ Didunculinae – bồ câu mỏ răng
  • Phân họ Gourinae – quan cưu
  • Vị trí chưa được giải quyết
    • Chi Caloenas – bồ câu Nicobar
    • Chi Treron – chim cu xanh (23 loài)
    • Chi Phapitreron – bồ câu nâu (3 loài)
    • Chi Leucosarcia – bồ câu Wonga
    • Chi Microgoura – bồ cau mào Choiseul (tuyệt chủng; đầu thế kỷ 20)
    • Chi Dysmoropelia – bồ câu St Helena (tuyệt chủng)
    • Chi chưa xác định
      • bồ câu cổ đảo Henderson, Columbidae chi không rõ loài mơ hồ (gen. et sp. indet., Hậu kỷ đệ Tứ)

[sửa]Biểu tượng

Biểu tượng cho hòa bình

[sửa]Do thái giáo và Kitô giáo

Trong Do Thái giáo và Kitô giáo, con chim bồ câu là biểu tượng của hòa bình bởi vì theo Kinh Thánh, nó đã đem cành ô liu báo hiệu cho con tàu Nô-ê rằng Thiên Chúa đã thôi cơn thịnh nộ. Bên cạnh đó, Tân Ước cũng ghi nhận chim bồ câu tượng trưng cho Chúa Thánh thần, xuất hiện như một biểu tượng cơ bản của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, sự hy vọng. Ngoài ra, bồ câu còn biểu thị cho sự thăng hoa của bản năng và đặc biệt là sự thăng hoa của ái tình (éros).

[sửa]Tôn giáo đa thần

Trong nhãn quan của tôn giáo đa thần, với sự định giá một cách khác khái niệm trong trắng, không đối lập nó mà hòa nhập nó với tình yêu xác thịt, bồ câu con chim của nữ thần Aphrodite, biểu thị cho ái ân trọn vẹn mà người yêu thường tặng cho đối tượng của mình.
Nhưng quan niệm thực ra chỉ khác nhau về bề ngoài ấy đã làm cho bồ câu nhiều khi trở thành biểu tượng cho cái không thể tử vong trong con người, tức là bản nguyên của sự sống, linh hồn. Với tư cách ấy trên một số vại chôn cất của người Hi Lạp, bồ câu được họa hình uống từ một cái bình tượng trưng cho nước nguồn của trí nhớ. Hình ảnh này được tiếp nhận vào trong hệ hình tượng của đạo Kitô , ví dụ như trong truyện tử vì đạo của thánh Polycarpe, một con chim bồ câu đã bay ra từ thi hài của vị thánh này.
Tất cả những biểu trung ấy xuất phát hiển nhiên từ vẻ đẹp và sự duyên dáng của con chim này, từ màu trắng tinh khiết và tiến gù êm ái của nó. Cái đó giải thích vì sao trong ngôn ngữ thông thường nhất cũng như cao siêu nhất , trong lối nói lóng của dân Paris cũng như trong Tuyệt diệu ca, từ bồ câu có mặt trong số những ẩn dụ phổ biến nhất ngợi ca người phụ nữ. "Linh hồn càng tiến gần tới ánh sáng bao nhiêu", Jean Daniélou viết, dẫn lời thánh Grégoire ởNysse, "nó càng trở nên đẹp bấy nhiêu và trong ánh sáng đó sẽ tiếp nhận hình bồ câu". Thế nhưng chẳng phải người đang yêu đương say đắm vẫn gọi người mình yêu là "linh hồn của anh ơi" cuối cùng xin ghi chú rằng chim bồ câu là một con chim đặc biệt dể gần, là điều làm gia tăng giá trị luôn luôn chính diện của biểu tượng này.

[sửa]Văn hóa quốc gia

Ở Trung Hoa cổ, theo nhịp cơ bản của các mùaâm và dương nối tiếp nhau, con chim bồ cắt biến thành bồ câu và bồ câu biến thành chim bồ cắt, do đó chim bồ câu được xem là biểu tượng của mùa xuân vì nó xuất hiện trở lại vào tiết xuân phân tháng tư. Phải chăng đó là nguồn gốc của cái tên "bồ câu - bồ cắt" gán cho nhà trinh thám?
Ở xứ Kabylie, những con chim bồ câu vây quanh ngôi mộ của ông thánh đạo Hồi là thành hoàng của làng; nhưng ở nhiều nơi khác, chim bồ câu được xem là giống chim báo điều gở vì tiến gù của chim là lời kêu than của những linh hồn đau khổ.

[sửa]Quốc tế

Một điều hiển nhiên trong quan niệm thế giới ngày nay, con chim bồ câu là biểu tượng cho sự hòa bình, yên vui và hạnh phúc, và hình tượng đó ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến tranh, tuy rằng hình tượng chim bồ câu chỉ mới chính thức trở thành biểu tượnghòa bình sau Chiến tranh thế giới II. Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự dohòa bình thì chúng ta không lạ khi thấy những con chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữcờ và áo... nó tượng trưng cho một sự nổ lực vì hòa bình của nhân loại.

[sửa]Xem thêm

[sửa]Tham khảo

  • Jean Chevalier, Alain Gheerbrant. Dictionnaire des symboles. Édition revue et augmentée. Robert Laffont, Pairis 1992.

[sửa]Liên kết ngoài

(tiếng Anh)
(tiếng Việt)